Nguồn ảnh: Tramdoc.vn

 I.  GIỚI THIỆU VỀ TRIẾT HỌC

   Nguồn ảnh: Ohio University



Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

 Đối tượng của triết học: Là những mối liên hệ chung nhất của sự vật, hiện thực khách quan, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với những sự vật hiện tượng do con người tưởng tượng ra và được phản ánh trong các khái niệm, phạm trù, của triết học. Chẳng hạn như: đối tượng nghiên cứu của toán học được Ăngghen nhận định là những quan hệ về hình học không gian, về số lượng của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan hay đối tượng nghiên cứu của hóa học là sự phân giải, hóa hợp các hợp chất vô cơ, hữu cơ, là các hình thức vận động hóa học… Đối tượng của triết học sẽ có nội dung khác nhau dựa theo những thay đổi của tình hình thực tiễn xã hội qua từng giai đoạn phát triển.

Vấn đề cơ bản của triết học

               Nguồn ảnh YBOX

Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi là vấn đề cơ bản bởi dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học. Nó bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. 

Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):

    • Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào?
    • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh mình hay không?

    Vai trò của Triết học

    Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học

      • Thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Nó đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
      • Phương pháp luận: phương pháp luận (lý luận về phương pháp) là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp. Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

        Vai trò của Triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

      Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “muôn thuở”, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Không chỉ giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế giới quan, nhờ vào triết học, con người còn có khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà con người đang gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong quá khứ hay ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.(nguồn luanvan2s.com)

      II. MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỌC TRIẾT


      Triết học là môn học có tính trù tượng, khái quát cao vì vậy khi học triết chúng ta cần phải đề ra cho bản thân mục tiêu của việc học môn này để đạt được hiệu quả và năng suất. Mục tiêu của việc học triết là để đáp ứng những nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trước hết nhóm chúng em đã đề ra 3 mục tiêu cơ bản gồm: kỹ năng, kiến thức, và thái độ học tập.

      1. Kỹ năng:

      Mục tiêu đầu của việc học triết là để tích lũy kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm.

      + Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc nhóm là một kỹ năng hết sức cần thiết bởi chúng ta đang sống chung một cộng đồng và sau này khi chúng ta bước ra ngoài xã hội thì công việc chúng ta làm dù lớn hay nhỏ cũng đều liên quan đến một tập thể, một hệ thống nhất định. Vì vậy, có được kỹ năng làm việc nhóm khi còn đi học giúp chúng ta không phải bỡ ngỡ, đồng thời còn tích lũy cho chúng ta khả năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc chủ động,… từ những lần hoạt động nhóm.

      + Khả năng tư duy độc lập: học triết học nhầm mục đích để có được một lối tư duy không theo lối mòn, khả năng tự nghiên cứu, học hỏi và đúc kết kinh nghiệm của bản thân. Đây là một kỹ năng thiết yếu đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay có thể xem kỹ năng này là một chiếc chìa khóa vàng để dẫn tới thành công.

      +Kỹ nâng lý luận và phản biện: mục tiêu này là để chúng ta đạt được khả năng giao tiếp, làm việc tập thể một cách hiệu quả. Khả năng nêu lên lí lẽ, lí luận của bản thân trong học tập, công việc và đời sống.

      2. Kiến thức:

      Mục tiêu kế tiếp khi đến với triết học là để bổ sung kiến thức.

      + Phát triển trí tuệ, đem lại tri thức: học triết để đem lại nguồn gốc sáng tạo kiến thức, từ triết học ta có thể tiếp thu những kiến thức khoa học khác một cách dễ dàng. Mục tiêu khi học môn này là nắm được những kiến thức về khái niệm, nội dung, đặc điểm, tính chất,… mà triết học mang lại.

      + Vận dụng nguyên lí cơ bản của triết học vào nghiên cứu khoa học: mục tiêu sau khi học triết là có thể vận dụng những nguyên lí kiến thức cơ bản từ các định nghĩa lí luận triết học đưa vào các nghiên cứu khoa học cụ thể.

      + Kiến thức thực tiễn, ngôn ngữ: mục tiêu học triết không chỉ để tiếp thu những kiến thức khoa học mà còn để trao dồi kiến thức thực tiễn xã hội để lý thuyết và thực hành được dung hòa. Từ đó ta có thể phân tích vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra một cách logic. Đồng thời bổ sung những kiến thức về ngôn ngữ không chỉ là ngoại ngữ mà nó còn là vốn từ ngữ trong tư duy, giao tiếp, nhận thức xã hội.

      3.Thái độ học tập:

      Học triết còn là vì muốn bản thân rèn luyện tinh thần trách nhiệm , cho nên chúng em đã đề ra cho nhóm mình những mục tiêu về thái độ học tập để có thể đạt được sự hoàn thiện, dễ dàng, hiệu quả hơn trong học tập.

      + Ý thức tự giác, nghiên cứu học tập: học triết đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao từ đó ta có thể rèn luyện tính tự giác tìm tòi, nghiên cứu những triết lí một cách nghiêm túc để việc học đạt hiệu quả.

      + Hòa nhập, tích cực, trách nhiệm: hãy cố gắng bỏ qua sự sợ hãi, e dè, nhút nhát để khoác lên mình một tinh thần hòa đồng, tích cực, trách nhiệm, nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau,… trong tập thể. Điều đó không chỉ  giúp cho công việc được hiệu quả mà còn để thúc đẩy bản thân mình.

      + Xác định niềm tin và lí tưởng: xây dựng cho bản thân niềm tin và lý tưởng về cách mạng, chính trị, đời sống xã hội đúng đắn thông qua triết học. Cũng giống như việc đặt mục tiêu này, chúng ta cần phải đề ra cho bản thân một định hướng nhất định để từ đó ta ngày một nỗ lực không ngừng.

      + Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức: học triết còn nhầm mục tiêu rèn luyện tu dưỡng những đức tính, nhân cách đạo đức định hướng con người. Đó là những đức tính mà chúng ta tích lũy được trong quá trình học như chúng mình đã nêu trên, cách đối nhân xử thế nó giúp chúng ta ngày một hoàn thiện và phát triển bản thân.


      *Hoạt động nhóm:

      -Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt triết học.

      -Trình bày mục tiêu của việc học triết học. Xem tại đây