I. PHONG CÁCH THIẾT KẾ WABISABI


Wabi Sabi
, một thuật ngữ tập trung vào tính phù du và không hoàn hảo mà bất kỳ người Nhật nào đều biết nhưng không thể giải thích nó một cách rõ ràng, cho dù họ đều khẳng định mình hiểu được nó – Vì đây là một thuật ngữ đại diện cho cốt lõi thẩm mỹ và thế giới quan của văn hoá Nhật Bản. Xuất phát từ nền tảng triết học từ Zen (Zen buddhism) và như nhiều khái niệm triết học, Wabi Sabi không thể được giải thích hoặc dịch thuật một cách dễ dàng. Thậm chí, ý nghĩa minh triết của Wabi Sabi được bao bọc trong sự huyền bí vì lý do thẩm mỹ. Sự "không thể định nghĩa" này lại đơn giản là một mặt không hoàn hảo sẵn có của Wabi Sabi. Song có thể giải thích khái quát như sau:

Trong tiếng Nhật,Wabi có nghĩa là sự thanh lịch, tinh tế nhưng không phô trương thông qua sự mộc mạc, đơn giản và tự nhiên. Sabi nghĩa là nhận thấy được nét đẹp trong những khiếm khuyết bộc lộ dần theo năm tháng, nét đẹp từ những điều không hoàn hảo. Điều này còn thể hiện qua hành động tự giác cởi bỏ thanh kiếm, cũng như à niềm kiêu hãnh của bản thân trước khi bước vào phòng trà của võ sĩ Samurai . Ngoài ra, Sabicòn là viết tắt của Sabishii có nghĩa là cô độc. Trong cái tĩnh mịch, cô đơn tột cùng ẩn chứa một vẻ đẹp sâu lắng mà chỉ có con người trong hoàn cảnh đó mới cảm nhận được mà thôi. Ví dụ như cái chết của Samurai. Thay vì chống trả, khơi dậy bản năng sống còn,võ sĩ Samurai lại tự rút kiếm kết liễu cuộc đời. Một cái chết tự nguyện, nhẹ tựa lông hồng, phù hợp với quan niệm về thẩm mỹ của Nhật Bản.

 Kết hợp lại với nhau, Wabi Sabi là đại diện cho mọi vẻ đẹp thuần khiết đúc ra từ ba sự thật hiển nhiên của tự nhiên: không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo (theo Richard Powell).




Bắt đầu nhen nhóm từ khoảng thế kỷ XII – XIV, Wabi sabi ban đầu là kết quả của sự xâm nhập Đạo giáo và đặc biệt là Thiền Phật vào cách sống và cảm nhận về cái đẹp của người Nhật. Mãi đến thế kỷ XVI sự phát triển rực rỡ của trà đạo Nhật Bản với một huyền thoại mang tên Sen no Rikyu (1522 – 1591) (người đầu tiên sử dụng chiếc ấm bình dân cùng với những cái chén đã sứt thay vì những thiết kế tinh xảo đắt tiền từ Trung Quốc để tiến hành nghi thức trà đạo), triết lý Wabi Sabi mới thực sự hoàn thiện để bước lên vị trí độc tôn trong quan niệm thẩm mỹ của xứ Phù Tang.

Trong văn hóa Nhật Bản, Wabi Sabi cũng quan trọng không kém gì phong thủy của người Trung Hoa. Không chỉ là linh hồn của nghệ thuật trà đạo Nhật, wabi – sabi còn là hệ quy chiếu thẩm mỹ cho mọi lĩnh vực khác từ kiến trúc, thơ (đại diện tiêu biểu là dòng thơ Haiku), hội họa, cho đến kịch. Nói theo cách của Leonard Koren thì “Wabi Sabi" là đặc tính riêng biệt nổi bật nhất của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, nó chiếm một vị trí thiêng liêng trong đền thờ của những giá trị thẩm mỹ hệt như vai trò của triết lý hoàn mỹ Hy Lạp đối với văn hóa phương Tây”.

Bằng cách sử dụng những đồ dùng yêu thích để cá nhân hóa không gian sống, bạn có thể tạo ra cảm giác bình yên và nhẹ nhàng cho tổ ấm của mình.

Wabi Sabi là triết lý sống của người Nhật về một cách nhìn khác đối với cuộc sống, về cách tôn vinh vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo xung quanh ta.Wabi Sabi là tất cả những gì về cách sống chân thực, đơn giản và gần gũi với thiên nhiên. Thời gian trôi đi, vạn vật tuy tàn phai hao mòn nhưng tích lũy được khí chất, đó là vẻ đẹp cốt lõi của sự sống, thời gian và vẻ đẹp không gì có thể sánh bằng.

Wabi sabi ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới của đất nước Mặt trời mọc trở thành một triết lý thiết kế độc đáo đầy thách thức bất kể đó là kiến trúc, hội họa hay thời trang. Biểu hiện của một thiết kế mang dấu ấn Wabi Sabi có thể được phân tích ở một số khía cạnh tương đối như sau:

1. CHẤT LIỆU
Khác với phong cách tối giản sử dụng các bề mặt sáng bóng và đường thẳng. Thay vì sử dụng các vật liệu nhân tạo, chất liệu chính cho thiết kế mang phong cách wabi sabi là chất liệu hữu cơ đến từ tự nhiên, gần như loại bỏ các công đoạn gia công làm sạch, đánh bóng. Các chất liệu phổ biến bao gồm: gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá, đất sét – những chất liệu chuyển tải trọn vẹn và ấn tượng nhất dấu ấn thoái hóa bởi thời gian.

2. KIỂU DÁNG



Về kiểu dáng của phong cách này thì chú trọng vẻ đẹp ban sơ, tuy có chỉnh sửa nhưng chú trọng những vẻ đẹp tự nhiên, nguyên thủy. Đây là điểm nổi bật của phong cách này, cũng là điều mà người Nhật luôn muốn hướng đến. Luôn giữ gìn những gì nguyên bản, không làm mất tính chất của nó. Ở mức độ siêu hình, Wabi Sabi là một vẻ đẹp ở rìa hư vô: Một vẻ đẹp xảy ra khi mọi thứ đang trong quá trình hình thành hoặc hư hoại. Nhiều thứ mới mẻ xuất hiện từ cái hư vô. Ở đây, hư vô, không theo cách hiểu của văn hóa phương Tây như một không gian trống rỗng hoàn toàn, mà nó ẩn chứa sự sống tiềm tàng. Trong khái niệm trừu tượng, Wabi Sabi gợi lên hình ảnh một vũ trụ không ngừng vận động, một sự kết nối con người và tự nhiên.

Sự sang trọng của những kiểu dáng này là không có sự can thiệp của công nghiệp hóa, hướng đến sự bền vững, tự nhiên. Đó là sự xa xỉ trong đời sống hiện đại, khi con người luôn hướng đến những thứ có lợi về sức khỏe, lối sống lành mạnh.

3. KẾT CẤU



Kết cấu của những món nội thất theo phong cách này thường có bề mặt thô ráp, xù xì, không can thiệp nhiều. Những món đồ này vẫn giữ được màu sắc ngẫu hứng tự nhiên, không đồng đều. Đây là những tiêu chuẩn đặc biệt của phong cách Wabi Sabi.

4. MÀU SẮC



Màu sắc phong cách wabi sabi này hướng đến sự chân thực, mang những đường nét tự nhiên. Màu sắc luôn có sự thống nhất nhưng cũng chứa sự tương phản để tôn lên sự nổi bật. Gam màu của phong cách này mang lại sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn người dùng. Ánh sáng không được phản chiếu rực rỡ mà trái lại được khuếch tán hoặc chìm hẳn

5. SỰ ĐƠN GIẢN TRONG TỪNG CHI TIẾT THIẾT KẾ



Sử dụng những chất liệu hữu cơ đơn giản nên luôn giữ được sự đơn giản trong kiểu cách, không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, phong cách wabi sabi luôn cho thấy sự chân thật và mộc mạc nhưng không phải nhàm chán, đơn điệu.

Các thiết kế tối giản chứa đựng tất cả những sự ấm áp của kết cấu tự nhiên. Cũng chính vì kết cấu đơn giản nên chúng khiến không gian trở nên thông thoáng, điều chỉnh độ ẩm một cách tự nhiên và không thải ra chất độc.

Tuy đơn giản nhưng luôn tìm kiếm yếu tố bất đối xứng và câu chuyện về con người. Nếu hệ quy chiếu thẩm mỹ phương Tây luôn coi trọng sự cân đối, hoàn hảo và mực thước, thì phong cách Wabi Sabi lại đề cao vẻ đẹp bất cân xứng, mộc mạc đầy chân thật. Phong cách wabi sabi cùng có nghĩa là truyền thống, vì một không gian wabi sabi đã là một câu chuyện.

6. KHÔNG GIAN THIẾT KẾ



Khi thiết kế theo phong cách wabi sabi thì tỉ lệ và góc nhìn cần được lưu ý hơn hết. Bởi nó không cho phép một khoảng không nào vô nghĩa, thậm chí các khoảng không cũng có ý nghĩa riêng. Tỷ lệ thiết kế của mọi món nội thất phải được đo đạc kỹ càng để thể hiện những khoảng trống về chiều cao, độ rộng và sự thoáng đãng.

Thiết kế theo phong cách này mang đến sự bình yên, thinh lặng trong không gian thiếu vắng về vật chất. Chính vì vậy, những khoảng không đóng vai trò vô cùng quan trọng trong không gian này. Nó kết nối các nguồn sáng để tạo điểm nhìn sao cho các khoảng không tồn tại với một mục đích đó.

 7. SỰ CÂN BẰNG



Thiết kế wabi sabi phải tái hiện được sự cân bằng hữu cơ của thế giới tự nhiên. Không một công thức nào có thể ước đoán cho hệ thống của tự nhiên bởi vạn vật đều chỉ tìm thấy mình trong một môi trường nhất định: một cái cây sẽ sinh trưởng cao hay thấp, thân to hay nhỏ, nhiều hay ít lá đều phụ thuộc vào điều kiện của những cây xung quanh, đá, nước, đất,… Sự cân bằng, hài hòa với môi trường ấy là một nguyên lý thiết kế cho mọi nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Cũng giống như cái cây, các thiết kế là một thực thể riêng biệt. Dù vậy, mọi quy luật, công thức, hay chỉ dẫn được tạo ra bởi nhà thiết kế chỉ được xếp thứ hai sau đòi hỏi của sự phản ánh chính xác sự cân bằng tự nhiên của một vật với môi trường của nó.

8. SỰ TIẾT CHẾ



Sự tiết chế là một nguyên tắc đơn giản và cần thiết. Đôi khi nguyên tắc này được trình bày thông qua những gì bị bỏ mất khỏi tác phẩm hơn là những gì được đặt vào và thể hiện trong nó. Sự tiết chế đem lại một cảm giác chân thật về trải nghiệm của quy luật vô thường. Không gì là trường cửu, vĩnh viễn, bất biến.

Có lẽ ứng dụng trong kiến trúc và thiết kế nội thất của triết lý wabi sabi là nổi bật và dễ dàng nhận ra hơn cả. Wabi sabi thường được kết hợp với các phong cách khác như Scandinavian (Bắc Âu), Rustic (Đồng quê), Zen (Thiền), Minimalism (Tối giản). 

Sau đây mời mọi người cùng xem một đoạn video để có thể có cái hình dung rõ nét hơn về phong cách nội thất này.

 

ƯU ĐIỂM




Tạo ra sứ mệnh cho mỗi đồ vật

 Làm cho mọi thứ trở nên ý nghĩa hơn, chẳng hạn như tận dụng một tấm thảm lót sàn cũng có thể trở thành chỗ ngồi. Mang họa tiết thiên nhiên đến mọi ngóc ngách trong căn nhà bằng cách sử dụng đồ dùng thủ công từ vật liệu tự nhiên, ví dụ như thảm dệt hoặc vải sợi.

 Tạo nên môi trường sống thoáng đãng

 Không để lộ những vật dụng điện tử ra ngoài giúp không gian căn phòng có cảm giác tự do hơn, thoáng đãng hơn và gần gũi với thiên nhiên.

Giấu đi những đồ dùng công nghệ một cách khéo léo bằng cách sử dụng những chiếc tủ để đồ.

Tập trung vào các yếu tố tự nhiên trong không gian sống thay vì để quá nhiều các đồ dùng công nghệ chiếm chỗ.

Vật liệu tự nhiên cho cảm giác như đang hòa quyện với không gian thiên nhiên yên bình.

Phong cách mang đậm nét cá nhân

Tạo dấu ấn cá nhân bằng việc sử dụng những vật trang trí có sự gắn kết gần gũi với chủ nhân của căn nhà.

Phía sau những đồ vật là cả một câu chuyện, một hoài niệm mà gia chủ đã từng trải qua:

Như sử dụng những vật dụng gia truyền từ thời cha ông đã gắn bó lâu đời với lịch sử gia đình chẳng hạn như bộ sưu tập gốm, chiếc bàn gỗ hay một tác phẩm nghệ thuật.

Bằng những cách đó, không gian sống lại thêm phần giản dị, tình cảm và gần gũi với các thành viên trong căn nhà.

 

NHƯỢC ĐIỂM

 


Ngày nay, mọi người có nhu cầu, thói quen sống đòi hỏi tiện nghi hơn nên việc một căn nhà thuần phong cách wabi sabi có thể sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy ngộp và khá là bất tiện. Chính vì vậy, việc kết hợp với các phong cách khác là điều cần thiết. Những phong cách có thể dễ dàng kết hợp với wabi sabi là phong cách minimalist, phong cách zen, phong cách nhật bản, phong cách rustic, scandinavian,… tất cả các phong cách này điều có đặc điểm chung là nhấn mạnh vào công năng, sống đơn giản và chan hòa với thiên nhiên. Vì vậy, khi kết hợp với wabi sabi một phong cách nhấn vào yếu tố thời gian của đồ vật, mang cảm giác nhuốm màu thời gian một chút thì nó sẽ đem lại một cân bằng, phù hợp với thời đại.

Cũng như cách mà KTS Makhno đã áp dụng vào trong căn hộ wabi sabi của mình, khi kết hợp wabi sabi với phong cách thiết kế Ukraine, ngoài ra còn pha trộn một ít hơi hướng Rustic. Vì thế mà căn nhà của ông không chỉ toát lên được nét mộc mạc, tự nhiên mà bên cạnh đó còn rất đầy đủ, tiện nghi.

Ngoài ra, với phong cách này thì việc lau chùi sẽ khá là bất tiện, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ cao trong quá trình dọn dẹp.

 

Và Tiêu biểu cho phong cách này chính là căn hộ Wabi sabi ở Ukraine. Ngay sau đây, mời mọi người cùng nhóm em tìm hiểu về căn hộ cũng như phong cách nội thất này.


II.CĂN HỘ WABISABI


Kiến trúc sư: Sergey Makhno

Với sologan “We art the world”, kiến trúc sư, nhà trang trí và nhà thiết kế, Sergey Makhno đã trở thành một nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực thiết kế Ukraine trong mười năm qua. Sự sáng tạo cùng chất lượng và sự tìm kiếm không ngừng nghỉ để tìm ra sự cân bằng giữa nghệ thuật và thiết kế là nền tảng trong công việc của ông.

Luôn bay bổng và hào phóng, đầy cảm hứng và bận rộn, ông liên tục làm việc với nhiều dự án cùng một lúc. Cho đến nay, công việc của đã ông được đánh giá cao trên toàn cầu.

Sergey cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa công việc của mình và triết lý wabi-sabi của Nhật Bản, dựa trên ý tưởng tìm kiếm sự hoàn hảo trong sự không hoàn hảo.

Được thúc đẩy sáng tạo bởi vẻ đẹp xung quanh mình, ông thu thập các hình dạng và màu sắc để “tạo ra sự hỗn loạn có tổ chức, từng mảnh giống như một trò chơi xếp hình, dẫn đến một thế giới rộng lớn và đẹp đẽ hơn”.

Tô màu bên ngoài các đường nét, thường là một chút táo bạo, Sergey tạo ra những thiết kế luôn gây ngạc nhiên và cảm động.

Sơ lược về căn hộ:






Đây là  căn hộ Penthouse mang phong cách nội thất Wabisabi có diện tích là 175m2 do KTS Sergey Makhno thiết kế. Đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc này là thiết kế pha trộn giữa kiến trúc Nhật Bản và Ukraina ở Kiev.

Căn hộ này được hoàn thành vào năm 2017, đây là năm mà nền kinh tế Ukraina đang dần hồi phục sau cuộc biến động chính trị năm 2014, các công trình xây dựng diễn ra trên khắp thành phố Kiev. Những tòa nhà cao tầng, hiện đại mọc lên, nhu cầu một cuộc sống tiện nghi dần được hình thành, việc du nhập các phong cách quốc tế ngày càng nhiều. Sergey Makhno đã lựa chọn đem nghiên cứu của mình xây dựng một căn nhà mang hơi hướng nông thôn giữa một thành phố đầy hiện đại.

Kiến trúc sư người Ukraine, Sergey Makhno kết hợp nét thẩm mỹ Wabi sabi với truyền thống của đất nước mình trong căn hộ áp mái mà anh ấy thiết kế cho chính gia đình mình. 

Sergey Makhno đã đại tu căn hộ 2 tầng của mình ở Kiev với ý định tạo ra "một cầu nối giữa chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản và thẩm mỹ Ukraine."

Thiết kế của căn hộ rộng 175 mét vuông dựa trên khái niệm Wabi-Sabi của Nhật Bản, một triết lý bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo chấp nhận sự nhất thời và không hoàn hảo, đồng thời tôn vinh các vật thể và quá trình tự nhiên.

Ngôi nhà có sân thượng, khu vực tiếp khách, nhà bếp với không gian mở, phòng ngủ ít vách ngăn cùng nhiều đồ nội thất được thiết kế riêng cho căn hộ của Makhno.

Đầu tiên hãy cùng khái quát chung về nội thất của ngôi nhà.


Màu sắc chính được sử dụng trong căn hộ là gam màu tối với chủ đạo là tông nâu, be, ghi, xám, đem đến sự tịnh tâm và thiền định cho gia chủ với những màu sắc ấm áp tự nhiên như màu nâu của gỗ, đất sét, màu xanh của cây,… Bởi vì thời tiết khí hậu ở Kiev, Ukraine hầu như lạnh quanh năm nên việc sử dụng những tông màu trên như sưởi ấm cho cả căn nhà.




Họa tiết: giữ nguyên họa tiết nhám, thô ráp từ các loại vật liệu ngoài tự nhiên nhầm nhấn mạnh sự lụi tàn, một yếu tố không thể thiếu của Wabi Sabi





Vật liệu: đất sét tự nhiên, gỗ, đá, gốm hay các vật liệu khác từ thiên nhiên cũng được sử dụng.


"Tính thẩm mỹ của Wabi-sabi là cốt lõi của một ý tưởng thiết kế", giải thích về thực tiễn. "Nội thất thể hiện sự tôn trọng đối với các yếu tố cũ."

Makhno giải thích rằng ông đã học Karate vào năm 12t, và kể từ đó văn hóa Nhật Bản đã trở thành một phần củathẩm mỹ bên trong ông. Makhno còn nói thêm "Tôi đánh giá cao chất liệu sơn mài, vật liệu tự nhiên, kết cấu thô. Sự thật ở sự đơn giản - đó là những gì căn hộ của tôi hướng đến." và ông đã vận dụng Wabi sabi vào căn nhà của mình một cách hoàn hảo. Với Wabi-Sabi, tất cả những thứ không hoàn hảo đều sở hữu một vẻ đẹp riêng. Nội thất của căn hộ thể hiện sự tôn trọng với những yếu tố di sản theo đúng như triết lý Wabi-Sabi. Bên cạnh đó ông cũng kết hợp với những yếu tố nội thất Ukraine, tuy không đáng kể nhưng nó cũng đã cân bằng lại tính chất thời đại của ngôi nhà.


1.PHÒNG KHÁCH

Đến với phòng khách ta sẽ thấy các thanh xà bằng gỗ sồi đã được lắp đặt trong phòng khách không gian mở để tạo ra diện mạo của một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Những cửa sổ lớn được thiết lập ở mọi không gian, mang ánh sáng tự nhiên vào nhà. Nhờ thế có thể thấy những khoảng sáng mờ ảo trên tường và sàn nhà tạo nên một cảm xúc bình yên khó tả.



Ở phòng khách ông đã trưng bày bộ sưu tập gốm sứ Cucuteni-Trypillian của Makhnos - một nền văn hóa khảo cổ học thời kỳ đồ đá mới tồn tại từ năm 5200 đến 3500 trước Công nguyên ở Đông Âu - đại diện cho di sản Ukraine của kiến ​​trúc sư. 




Điểm nổi bật của phòng khách có thể nhất đến là bức tranh Burn of Reality sống động và đầy mãnh liệt. Bức tranh nghệ thuật bằng giấy xù xì nhấn mạnh sự suy tàn là vẻ đẹp và quy luật cố hữu của tự nhiên. Cùng với đó là những chiếc đèn bằng đồng sắp xếp màu sắc với sự đồng nhất không hoàn hảo của căn Penthouse phong cách Wabi sabi.


2.PHONG BẾP




Khu vực bếp chiếm một diện tích không lớn. Căn bếp của căn hộ trở thành không gian mở khi bức tường đã được tháo bỏ để biến không gian phòng bếp và phòng khách trở thành 1, kết hợp với gam màu trầm nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng đãng, sáng sủa. Việc xây dựng không gian mở cũng chính là một trong những xu hướng thiết kế năm 2017. Cùng với đó chính là kệ bếp đá cẩm thạch mịn tương phản với tường đất sét nhám tạo điểm nhấn.


3.CẦU THANG




Cầu thang kim loại dẫn đến phòng ngủ chính và phòng dành cho hai trẻ em có lan can bằng thân cây, hai thân cây được sử dụng làm khung cửa. 


Khung cửa bằng thân cây sồi vô cùng đặc biệt trong căn hộ Wabi Sabi khiến không gian đằng sau như một thế giới cổ tích. Những chiếc đèn được đặt dọc khắp hành lang lối đi để ánh sáng được bố trí một cách hài hòa. Những cuộn giấy da mang hơi hướng Nhật Bản cũng được treo trên tường dọc hành lang hết sức nổi bật và ấn tượng.


4.PHÒNG NGỦ 



phòng ngủ chính, những chi tiết xưa cũ cũng được thể hiện qua chiếc bàn gỗ có từ thế kỉ 17. Bức tường nhỏ phía đầu giường là nơi ngăn cách với một khu vực chứa đồ, thảm dệt truyền thống của Ukraine cũng được kts đặt vào trong không gian này. Trong phòng ngủ chính, một bức tường kính bằng khung thép kiểu Crittal có lưới, ngăn cách phòng ngủ với phòng tắm. Trong phòng tắm thì có bồn tắm chìm cùng với góc nhìn ra khu vườn, có lẽ đây là một góc thư giãn tuyệt vời.

phòng ngủ dành cho khách cũng được sắp đặt rất độc đáo với vật trang trí là cây bonsai cùng các tác phẩm nghệ thuật thủ công. Bộ sofa màu be chính là điểm nhấn của cả căn phòng chủ đạo màu đen. Cảm giác u ám được xoa dịu qua yếu tố “nước”.
Ngoài ra bức tường được xử lí bằng vữa đã xuống cấp nhấn mạnh khái niệm về độ sâu của nước.

Căn phòng ngủ dành cho trẻ em chính là nơi khác biệt nhất của căn nhà. Với tông màu chủ đạo làm xanh lam. Cách vận dụng yếu tố wabi sabi dường như chỉ còn là sự đơn giản. Không gian mở cũng được đưa vào với các cửa sổ lớn tận dụng ánh sáng tự nhiên.Bồn tắm cũng là một điểm nhấn của căn nhà khi đi ngược lại với dáng vẻ thanh tịnh ở bên ngoài thì nó lại được khoác lên những chi tiết họa tiết độc đáo, vui nhộn, tinh nghịch.


5. SÂN THƯỢNG




Góc sân thượng với các chậu cây bonsai, những viên đá nham thạch, khu vườn nhỏ trên mái mang nét đặc trưng của phong cách wabi sabi Nhật Bản. Không gian sân thượng thiền tịnh của căn nhà như tách biệt với không gian đô thị ở bên ngoài.


Makhno đã cẩn thận để tích hợp các tính năng tham chiếu đến bốn yếu tố phong thủy; những bức tường làm bằng đất sét tượng trưng cho đất, và các bức tường được hoàn thiện bằng đất sét tự nhiên theo một kỹ thuật đích thực, được sử dụng trong các ngôi nhà cũ của Ukraine, một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật có tiêu đề Burn of Reality của Roman Mikhaylov là lửa, một bức tranh của Vasiliy tượng trưng cho nước, trong khi bố cục không gian mở của căn hộ tượng trưng cho không khí.


Có thể thấy Wabi-sabi đánh giá cao sự bất thường, không đối xứng và nhất thời, do đó, nó yêu thích các vật liệu và hình dạng tự nhiên: một viên sỏi, một nhánh cây, hay một bình đất sét thủ công, tất cả những thứ này đều có chung một độ nhám nhất định, sự đơn giản và độc đáo khiến chúng trở nên đẹp đẽ, mặc dù chúng không hoàn hảo.

Kiến trúc sư Sergey Makhno đã kết hợp nét thẩm mỹ của Nhật Bản với truyền thống của đất nước mình trong căn hộ hai tầng được thiết kế tỉ mỉ, trái ngược hoàn toàn với cảnh quan thành phố bằng bê tông bên ngoài: tất cả các bức tường đều được hoàn thiện bằng đất sét theo kỹ thuật được sử dụng cho các ngôi nhà cũ của Ukraine, cùng các dầm gỗ thô đỡ trần và cửa ra vào mang lại cảm giác mộc mạc. Mặc dù có vẻ ngoài và cảm giác nông thôn, căn hộ vẫn được trang bị các tiện nghi hiện đại đảm bảo một phong cách sống thoải mái cho chủ nhân của nó. Và đặc biệt vẫn thể hiện được sự tôn trọng với các khái niệm cũ. Một căn nhà hoàn hảo đại diện cho quá trình nghiên cứu của ông về phong cách nội thất này.

 

BIỆN CHỨNG THỂ HIỆN TRONG CÔNG TRÌNH




 Nói đến tính biện chứng trong công trình thì trước hết thì Wabi Sabi đã là một triết lí. Wabi-sabi là một thuật ngữ đại diện cho thẩm mỹ Nhật Bản và một thế giới quan của văn hoá Nhật Bản, tập trung vào việc chấp nhận tính phù du và sự không hoàn hảo. Thẩm mỹ này đôi khi được mô tả như một trong những vẻ đẹp "không hoàn hảo, vô thường, và không đầy đủ". Đây là một khái niệm bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo về Tam pháp ấn , chia ra làm Vô thường , Khổ và sự không tồn tại hoặc vắng mặt của bản ngã tự nhiên.

Tiếp đó là mặt đối lập có thể thấy là ở sân thượng của ngôi nhà với một khu vườn bonsai mang đậm dấu ấn phương Đông, trong khi đó phòng thay đồ thì sử dụng tấm thảm dệt truyền thống hướng tới văn hóa và đồ thủ công Ukraine ở Đông Âu. Hay là sự đối lập giữa một ngôi nhà mang hơi hướng nông thôn lại được xây dựng giữa khung cảnh thành phố hiện đại và táp nập. Bên cạnh đó còn là sự đối lập trong vật liệu, sự đối lập giữa vật liệu tự nhiên (bàn gỗ, tường đất sét,…) và vật liệu nhân tạo (bức tường bằng kim loại, …), hay là sự đối lập giữa sự nhẫn bóng của căn bếp đá cẩm thạch với bức tường bằng đất sét gồ ghề,…

Tính chất kế thừa từ phong cách cho đến đồ vật cũng được thể hiện trong căn nhà. Từ Wabi Sabi kế thừa những triết lí từ Zen và Phật giáo đến việc sử dụng những đồ nội thất được hình thành lâu năm hoặc truyền từ nhiều đời của kts như bộ sưu tập gốm, cái bàn gỗ hay đơn giản là sử dụng lại những cái dầm cũ,…. Kế thừa phương thức xây dựng tường đất sét của những ngôi nhà ukraine xưa,…

Yếu tố phong thủy là một yếu tố không thể nào bỏ qua, kts đã vận dụng các yếu tố của đất, nước, lửa và không khí vào trong căn nhà, đưa ý tưởng khái niệm vào thiết kế tổng quát tạo nên sự hài hòa cho tổng thể. Nếu nhắc đến Ngũ hành thì người ta sẽ liên tưởng đến kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì trong triết lý Phật giáo Nhật Bản, 5 nguyên tố được quan niệm tạo nên Trái Đất là lửa, nước, đất, gió và không. Có lẽ mn đều biết đến lửa, nước, đất vậy còn gió và không là gì. Thì ở đây, gió được quan niệm là một vật thể vô hình tượng trưng cho sự tự do và lan tỏa. Không là không gian, không khí là năng lượng tinh khiết đại diện cho sự sáng tạo. Và KTS Makhno đã trung hòa các yếu tố trên vào trong căn nhà tạo nên thế tương khắc mà hỗ trợ lẫn nhau vững chất, khó bị lay chuyển bởi yếu tố bên ngoài.

=> Wabi Sabi trở thành một trường phái nghệ thuật tạo không gian khác biệt, mới lạ cho cả chủ nhân và người thưởng thức. Hiện nay, kiến trúc Việt Nam chưa định hình xu hướng kiến trúc đặc thù, kiến trúc phát triển tự phát, quan trọng là thiếu tư duy học thuật. Người Việt Nam với lối tư duy tổng thể luôn dè chừng khi tiếp thu cái mới, rõ ràng hoàn toàn khác với lối tư duy của người Nhật. Tuy nhiên, trên cơ sở một số điểm tương đồng trong văn hoá truyền thống hai nước, nổi bật là điểm tương đồng quan trọng về tư tưởng thẩm mỹ truyền thống của Việt Nam – Nhật Bản: Yêu cái đẹp giản dị, không phô trương, hoà hợp với thiên nhiên với kho tàng vô vàn những triết lý sống và tư tưởng dân tộc các vùng miền đã được đúc kết từ bao đời trong lịch sử văn hóa người Việt thì quan điểm truyền thống – hiện đại, cái cũ – cái mới của người Nhật là một bài học tư duy sáng tạo có thể học hỏi và áp dụng khi vận dụng các giá trị truyền thống văn hoá vào kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh thời đại. Giữa những xô bồ, Wabi Sabi được xem như nốt lặng quý giá để tĩnh tại tâm hồn. Dù mang trong mình những nguyên tắc và chuẩn mực riêng song Wabi Sabi vẫn tạo nên những sáng tạo mới mẻ trong thiết kế, và mỗi ngôi nhà là một điểm chạm đến tâm hồn. Ngoài ra, đây còn là lời gợi nhắc mỗi người hãy trân trọng những gì chưa hoàn thiện của chính mình, bởi biết đâu chính những khiếm khuyết mà chúng ta có lại là điều chúng ta có thể tận dụng để khiến bản thân mình đặc biệt hơn so với mọi người.

Nhiệm vụ các thành viên:

Nguyễn Ngọc Bảo Duy: tìm nội dung

Bùi Huỳnh Như:  tìm nội dung

Nguyễn Tường Vy: làm powerpoint

Huỳnh Hồng Hạnh: thuyết trình